Trong những năm gần đây, phong cách kiến trúc Đông Dương cổ quay trở lại thịnh hành trong thiết kế, xây dựng nội thất. Chúng có một nét đẹp đặc trưng và rất dễ nhận biết.

Kiến trúc Đông Dương cổ đã được du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc. Chúng là một vẻ đẹp lai tạo giữa nền văn hóa Á Đông và kiến trúc Tây Phương bản địa. Những thiết kế kiến trúc Đông Dương đều gắn với chiều dài lịch sử dân tộc, mang đậm nét văn hóa đặc sắc. Ngay sau đây, hãy cùng TDArchitects tìm hiểu về Nét đẹp đặc trưng của kiến trúc Đông Dương cổ tại Việt Nam.

Kiến trúc Đông Dương cổ là gì?

Kiến trúc Đông Dương cổ là gì?
Kiến trúc Đông Dương cổ là gì?

Kiến trúc Đông Dương, hay còn gọi là Indochine Style. Trong tiếng Pháp, từ Indochine có nghĩa là Đông Dương dùng để chỉ các nước như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar và Malaysia. Đây là một phong cách thiết kế kết hợp 2 nền kiến trúc Á – Âu, mang hơi thở của lịch sử hoài cổ.

Xem thêm:

Giáo sư Ernest Hébrard được coi là cha đẻ của kiến trúc Đông Dương cổ. Những công trình ông mang đến Việt Nam đều gắn liền với lịch sử thời đại và luôn được người Việt trân trọng và giữ gìn. Những công trình kiến trúc tiêu biểu cho phong cách này đó chính là trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

Cho đến nay, kiến trúc Đông Dương trở lại thịnh hành và phổ biến trong xây dựng kiến trúc xã hội và thiết kế nhà ở.

Nguồn gốc hình thành kiến trúc Đông Dương

Nguồn gốc hình thành kiến trúc Đông DươngNguồn gốc hình thành kiến trúc Đông Dương
Nguồn gốc hình thành kiến trúc Đông Dương

Vào những năm 1880, người Pháp vào khai phá Đông Dương, mang theo kiến trúc đặc trưng của họ vào Việt Nam. Tuy nhiên, thời tiết tại Việt Nam rất khắc nghiệt, nóng ẩm quanh năm và mưa nhiều. Vì vậy đòi hỏi thiết kế kiến trúc phải có sự thay đổi để thích nghi với thời tiết nơi đây.

Xem thêm: Mẫu thiết kế biệt thự 2 tầng kiểu Pháp, Châu Âu mới

Ý tưởng  về phong cách thiết kế Đông Dương được nảy sinh từ đó: Vẫn là những kiến trúc mang đậm nét chính quốc nhưng được lồng thêm các yếu tố kiến trúc Việt Nam. Các công trình mang phong cách này đều hướng tới sự hoàn hảo, mọi chi tiết được xây dựng đều là những yếu tố vừa và đủ, không có chi tiết nào thừa hoặc thiếu.

Những thiết kế kiến trúc Đông Dương mang một nét đẹp sang trọng, cao ráo thoáng đãng, có một chút bí ẩn, thường được áp dụng khi xây các công trình lớn của nhà nước để tạo nên sự bề thế hoặc các thiết kế biệt thự đẹp

Nét đẹp đặc trưng của kiến trúc Đông Dương cổ

Nét đẹp đặc trưng của kiến trúc Đông Dương cổ
Nét đẹp đặc trưng của kiến trúc Đông Dương cổ

Vật liệu xây dựng

Phong cách thiết kế Đông Dương cổ sử dụng nhiều chất liệu xây dựng mới:

  • Hệ thống khung sử dụng bê tông cốt thép chịu lực tốt;
  • Phần khung từ thép tiền chế;
  • Mái ngói sử dụng đá xám chẻ (ngói ardoise) và gạch Caro;

Ngoài ra, những kỹ thuật xây dựng mới cũng được áp dụng như cổng sắt uốn, đèn điện, cột thu lôi… đã mang đến một luồng gió mới trong tư duy thiết kế tại thời điểm đó.

Hệ thống mái

Hệ thống mái
Hệ thống mái

Những công trình được thiết kế mái bằng, mái nói đều mang nét đặc trưng của người Đông Dương, đặc biệt là Việt Nam. Thông thường, các loại mái bằng sẽ được sử dụng cho những công trình lớn, còn mái ngói sẽ được sử dụng trong các công trình nhỏ nhiều hơn.

Mái ngói thiết kế dư ra để che nắng mua, có các phần thu nước chạy dọc trên phần mái tiện lợi trong mùa mưa. Dạng mái có vút cong ở phần gốc cũng được sử dụng nhiều để tạo nét đặc trưng của kiến trúc Việt. 

Giải pháp kiến trúc Đông Dương cổ

Với khí hậu nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam, Kiến trúc Đông Dương đã áp dụng các giải pháp cách nhiệt, tạo sự mát mẻ và thông thoáng trong không gian ở. Các hành lang dài hay dàn pergola  được thiết kế nối dài.

Để tận dụng được ánh sáng tự nhiên, trần nhà sẽ được lắp đặt các lam gió, bố trí thêm các vị trí giếng trời và các sân trước sau, như vậy vừa đảm bảo nhu cầu chiếu sáng, vừa đem lại hiệu ứng thẩm mỹ rất cao. 

Hệ thống cửa

Hệ thống cửa
Hệ thống cửa

Các bệ cửa sổ xuất hiện với tần suất dày đặc, mục đích chính vẫn là muốn lấy ánh sáng và độ thông thoáng. Kích thước cửa sổ cao và mở rộng, chủ yếu sử dụng cửa lá sách. Những ô cửa sổ còn được bố trí dọc theo hành lang. Vì thế đã tạo nên được nét đặc trưng cho phong cách này.

Những nét đặc trưng khác của kiến trúc Đông Dương cổ

  • Màu sắc : Những màu sắc mang đậm màu sắc Á Đông từ những vật liệu như tre, nứa, gỗ được sử dụng rất nhiều: đó là màu vàng, màu trắng, màu kem. Những màu sắc này khi nhuộm màu thời gian sẽ trở nên hoài cổ hơn;
  • Họa tiết trang trí: Phong cách Đông Dương cổ ưa chuộng những hoa tiết về thiên nhiên như hoa lá, chim thú hay các hình tĩnh vật. Họa tiết này thường được điêu khắc trên tường, trần nhà, các vách ngăn để mang đến vẻ đẹp thanh lịch, sang trọng;
  • Chất liệu: Chất liệu thường được sử dụng trong thiết kế này là tre, gỗ, nứa, gạch nung, gạch bông… Đây là những chất liệu thuần Á Đông;

Trên đây là một số Nét đẹp đặc trưng của kiến trúc Đông Dương cổ. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm ý tưởng về ngôi nhà sắp tới của mình. Hiện nay phong cách Đông Dương được áp dụng linh hoạt và nhẹ nhàng ở kiến trúc nhà ở, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm nhé.

Thông tin liên hệ:

  • Trụ sở chính: 79 KDC Dragon Parc 1, Nguyễn Hữu Thọ, Phước Kiển, Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Văn phòng: Tầng 6, Tòa nhà Nam Anh, Số 41 đường 41, phường Thảo Điền, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0938.247.247
  • Website: https://tda.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here